Tiên Cát – Việt Trì – Phú Thọ

7:00 - 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần)

Hệ Thống Trung Tâm GDHN Trường An | Can thiệp trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động giảm chú ý

  • Tác giả: DrNews
  • Đánh giá:
Dưới đây là 10 biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh bị tự kỷ:


1. Bé thiếu kỹ năng tương tác với mọi người
Trẻ không có sự giao tiếp, tương tác với mọi người xung quanh là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của tự kỷ. Trẻ sơ sinh không có quan tâm đến những người xung quanh, không có sự tương tác thông qua ánh mắt nhìn hay hành động quay đầu nhìn theo hướng người bắt chuyện. Bé không có nhu cầu kết bạn, giao thiệp với bất kỳ ai.
Trẻ sơ sinh lúc này chỉ thích làm theo đúng sở thích của mình, không để ý đến sự thay đổi của môi trường sống hay hành động của những người xung quanh. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tự kỷ chỉ thích chơi một số đồ vật của riêng mình, thường xuyên xoay người theo vòng lặp hay vẫy tay liên tục.
2. Không thấy trẻ phản ứng lại với âm thanh
Quan sát không thấy trẻ phản ứng lại với âm thanh khi được người khác gọi tên hoặc trẻ không có phản ứng, chú ý đến những âm thanh lớn, bất ngờ khác. Việc bé không có phản ứng lại với các âm thanh rất có thể là dấu hiệu trẻ sơ sinh đã bị tự kỷ.
3. Trẻ không biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt
Một số nghiên cứu khoa học đã nhận định rằng trẻ sơ sinh bị tự kỷ thường không hoặc rất ít biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt hơn so với những đứa trẻ khác. Biểu hiện trên khuôn mặt chúng ta cũng là một cách để truyền đạt cảm xúc và suy nghĩ không lời, trên khuôn mặt trẻ tự kỷ thường ít biểu hiện cảm xúc khuôn mặt. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là trẻ tự kỷ sẽ ít cảm xúc hơn mà chỉ là bé không thể hiện những xúc cảm đó ra bên ngoài mà thôi.
4. Phản ứng trên mắt trẻ kém linh hoạt
Quan sát mắt của trẻ sơ sinh bị tự kỷ có thể thấy trẻ ít hoặc không giao tiếp thông qua ánh mắt với người đối diện. Các phản ứng qua lại hay tương tác của trẻ cũng bị hạn chế. Mắt kém linh hoạt cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hội chứng rối loạn phát triển thần kinh này.
5. Không thấy trẻ bập bẹ học nói
Không phát hiện các biểu hiện, kỹ năng tập nói cũng là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị tự kỷ. Các kỹ năng tập nói của trẻ sơ sinh có thể thấy ngay từ khi được 3 đến 4 tháng tuổi thông qua các ngôn ngữ riêng, nguyên âm đơn như “ahh” “mamam” “baba” của trẻ. Đến khi bé được một tuổi sẽ thấy rõ khả năng bập bẹ và thì thầm những ngôn ngữ riêng.
Một đứa trẻ nếu kỹ năng tập nói bị chậm thì sẽ có những cử chỉ hay sử dụng nét mặt để biểu cảm bù đắp cho kỹ năng chậm nói. Nếu không thấy đồng thời cả hai biểu hiện này thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc cho bé đi kiểm tra sớm.
6. Bé không thích âu yếm
Trẻ sơ sinh bị tự kỷ thường không thích được âu yếm từ người khác. Mỗi khi trẻ được bế, nựng, ôm trong tay, cơ thể thường sẽ có xu hướng trở nên cứng nhắc hoặc mềm yếu.
7. Trẻ lười vận động
Trẻ lười vận động, ít vận động, trẻ bị chậm phát triển so với các mốc phát triển được khoa học khuyến cáo thường có xu hướng bị tự kỷ cao hơn so với những đứa trẻ khác bởi không có nhiều hoạt động để trẻ mở rộng khả năng thích ứng. Điển hình như trẻ chậm ngóc đầu, lâu cứng cổ, chậm lẫy, chậm bò, chậm ngồi…
8. Bé ít bắt chước
Thông thường khi trẻ được 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu bắt chước các cử chỉ của người léo như bắt chước nụ cười, nét mặt, âm thanh hay cử chỉ của người lớn. Nếu em bé của bạn ít hoặc không có những hành động bắt chước này thì rất có thể bé đã bị tự kỷ bẩm sinh.
9. Trẻ không thể hiện các cử chỉ giao tiếp với người khác
Trẻ thiếu đi các cử chỉ, khả năng giao tiếp với người xung quanh cũng có thể là biểu hiện của tự kỷ. Trong giai đoạn phát triển từ 9 đến 10 tháng tuổi, trẻ đã có thể vẫy tay, mỉm cười, bắt tay, cụng đầu, tiếp cận với mọi thứ xung quanh, giao thiệp với mọi người thông qua những hành động đó. Nếu bé bị thiếu những kỹ năng này thì rất có thể trẻ đang bị tự kỷ.
10. Các hành vi bất thường khácBé quấy khóc, khó thích nghi với môi trường mới.
Trẻ sơ sinh có thể xoay người theo vòng lặp nhất định hoặc vẫy tay liên tục.
Bé không thích vui đùa, ít vui vẻ, chỉ thích thu hẹp thế giới của mình với một số món đồ vật hay hoạt động nhất định.
Trẻ nhạy cảm với mùi vị, âm thanh và các hình ảnh.
Bé nhìn nghiêng hay phải liếc mắt khi nhìn đồ vật nào đó, quan sát mắt trẻ giống như bị lác.

"Can thiệp trẻ tự kỷ, chậm nói, nói ngọng
GỌI NGAY 0866 555 313 để được hỗ trợ"

Tư vấn

GÓC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hotline: 0986880213 Hoặc để lại số điện thoại, chuyên gia tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!
Gửi thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài viết liên quan

Bản quyền thuộc Hệ Thống Trung Tâm GDHN Trường An | Can thiệp trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động giảm chú ý
Chi nhánh Địa chỉ Tư vấn Tư vấn Hotline Hotline Đặt hẹn Đặt hẹn